Để thuận lợi làm việc trong ngành Logistics và kí kết các hợp đồng ngoại thương, bất cứ ai cũng cần phải nắm rõ những thuật ngữ chuyên ngành.
Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển, có lẽ tần suất bắt gặp các thuật ngữ như POL, POD là không ít. Thế nhưng có lẽ lại ít nghe đến AOL/AOD Vậy AOL – AOD là gì?
Cùng UFS tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết dưới đây nhé !
1. Thuật ngữ AOL – AOD trong hoạt động xuất nhập khẩu
AOL hay AOD là những trường giá trị dùng để xác định cảng hàng không nơi xếp hay dỡ hàng hóa trong các hợp đồng vận tải/hợp đồng ngoại thương xuất nhập khẩu thông qua đường hàng không.
Sau đây, UFS sẽ cắt nghĩa từng khái niệm.
1.1 AOL nghĩa là gì?
Nếu như POL là cách viết tắt của cụm từ Port of Loading (Cảng xếp hàng) thì AOL là viết tắt của Airport of Loading.
Như vậy, AOL là địa chỉ của cảng hàng không nơi đóng hàng và xếp hàng lên máy bay, sau đó bắt đầu vận chuyển. Nói cách khác, AOL còn có thể hiểu là cảng đi.
Cũng tương tự POL, AOL thường được gắn liền với vị trí của một cảng hàng không. VD: Airport of Loading HOCHIMINH AIRPORT, VIET NAM
1.2 AOD là gì?
POD là cách viết tắt của cụm từ Port of Discharge (Cảng dỡ hàng) thì “phiên bản hàng không” chính là AOD – Airport of Discharge.
AOD chỉ là cảng đến – địa chỉ của cảng dỡ hàng xuống từ máy bay.
AOD cũng sẽ gắn liền với địa điểm dỡ hàng: Airport of Discharge: Tên cảng, vị trí cảng hàng không
VD: Port of Discharge SEMARANG PORT, INDONESIA
Hai thuật ngữ nói trên đều đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không.
Vì vậy, cần chú ý cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về POL và POD để đảm bảo quá trình xuất-nhập khẩu hàng hóa có thể diễn ra suôn sẻ.
2. Các thuật ngữ xuất nhập khẩu – Logistics phổ biến
Ngoài AOL và AOD trong xuất nhập khẩu, một số thuật ngữ quan trọng bạn có thể bắt gặp bao gồm:
All-in rate: Cước toàn bộ
Arrival notice: Thông báo hàng đến
AMS (Automatic Manifest System): Khai hải quan điện tử đi Mỹ
AFR (Advance Filing Rules): Khai hải quan điện tử đi Nhật
AMR (Advance Manifest Rules): Khai hải quan điện tử đi Thượng Hải
Air freight: Cước hàng không
Amendment fee: Phí sửa đổi vận đơn (B/L)
B/L (Bill of Lading): Vận đơn đường biển
BAF (Bunker Adjustment Factor): Phụ phí giá dầu chênh lệch
Bulk Cargo: Hàng rời
Booking Confirmation: Xác nhận đặt chỗ
CBM/M3 (Cubic Meter): Thể tích
CFS (Container Freight Station): Trạm container hàng lẻ (Kho CFS)
CY (Container Yard): Bãi container
CAF (Currency Adjustment Factor): Phụ phí sụt giá tiền tệ
CIC (Container Imbalance Charge): Phụ phí mất cân đối vỏ container
CS (Congestion Surcharge)
COD (Change of Destination)
Closing time / Cut-off time: Giờ cắt máng
Co-loading / Co-loader
CCL (Container Cleaning Fee): phí vệ sinh container
Connection vessel / Feeder vessel: Tàu nối / Tàu con
Customs Declaration: Tờ khai hải quan
Cargo Manifest: Bản lược khai hàng hóa
Certificate of Fumigation: Giấy chứng nhận hun trùng
Certificate of Origin (CO): Giấy chứng nhận xuất xứ
DDC (Destination Delivery Charge) – Phụ phí giao hàng tại cảng đến
Delivery Order: Lệnh giao hàng
Door-Door: Từ kho đến kho
Direct Bill of Lading: Vận đơn đi thẳng
Detention (DET): Phí lưu container tại kho riêng
Demurrage (DEM): Phí lưu container tại cảng
Documentation Fee: Phí chứng từ (vận đơn)
Dangerous Goods (DG): Hàng nguy hiểm
Dry Container (DC): Container hàng khô
EBS (Emergency Bunker Surcharge): Phụ phí xăng dầu
ENS (Entry Summary Declaration): Khai hải quan điện tử đi Châu Âu
ETA (Estimated Arrival): Ngày hàng tới cảng đến dự kiến
ETD (Estimated Department): Ngày hàng rời cảng đi dự kiến
Empty Container: Container rỗng
FCL (Full Container Load): Hàng nguyên container
FAF (Fuel Adjustment Factor): Phụ phí nhiên liệu
Freight Collect: Cước phí trả sau
Freight Prepaid: Cước phí trả trước
FTL (Full Truck Load): Hàng giao nguyên xe tải
GRI (General Rates Increase): Phí tăng chung
GW/NW (Gross/Net Weight): Trọng lượng cả bao bì/Trọng lượng tịnh
GP Container (General Purpose): Container bách hóa (thường)
HBL (House Bill): Vận đơn hàng lẻ
IATA (International Air Transport Association): Hiệp hội Vận tải Hàng Không Quốc tế
INCOTERMS: Các Điều khoản Thương mại Quốc tế
Just In Time (JIT): Đúng sản phẩm – Đúng số lượng – Đúng địa điểm – Đúng thời điểm cần thiết
Key Performance Indicator (KPI): chỉ số đánh giá hiệu quả công việc
LCL (Less than Container Load) – Hàng lẻ
Lift on-Lift off (Lo-Lo): Phí nâng hạ
MBL (Master Bill) – Vận đơn chủ
NVOCC (Non Vessel Operating Common Carrier) – Nhà vận chuyển không tàu
Negotiable: Chuyển nhượng được
Non-negotiable: Không chuyển nhượng được
Overweight: Quá tải
PSS (Peak Season): Phí mùa cao điểm
POD (Port of Discharge): Cảng dỡ hàng
POL (Port of Loading): Cảng xếp hàng
PCS (Panama Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Panama
Place of receipt: Địa điểm nhận hàng
Place of Delivery: Nơi giao hàng
Port of Loading/Airport of Loading: cảng/sân bay đóng hàng, xếp hàng
Port of Discharge/Airport of Discharge: cảng/sân bay dỡ hàng
Port of Transit: Cảng chuyển tải
PCS (Port Congestion Surcharge): Phụ phí tắc nghẽn cảng
Quarantine: Cách ly
Supply Chain: Chuỗi cung ứng
Supply Chain Management (SCM)
Shipping Lines: Hãng tàu
Storage charge: Phí lưu kho
SCS (Suez Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Suez
Straight BL: vận đơn đích danh
THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ
Unit Load Device (ULD): Phương tiện chở hàng đường không
Waybill – Giấy gửi hàng
Warehouse Management System (WMS): Hệ thống quản lý kho hàng
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về AOL/ADO là gì trong xuất nhập khẩu cùng như những thuật ngữ khác.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ Fulfilment, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của UFS để nhận được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất!