Khi tra cứu thuật ngữ “CFS” là gì trong xuất nhập khẩu, chúng ta có thể nhận được rất đa dạng các kết quả khác nhau. Điều này khiến không ít người bối rối không hiểu thực chất thuật ngữ tiếng Anh phổ biến này đề cập đến điều gì. Chúng ta hãy cùng UFS tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. CFS là viết tắt của từ gì?
Khi mọi quốc gia đồng loạt mở cửa nền kinh tế và áp dụng các chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp nước ngoài thì các hoạt động giao thương xuất nhập khẩu lại càng trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, rào cản ngôn ngữ vẫn luôn là một thách thức lớn để các doanh nghiệp vươn tầm thế giới. Cũng vì vậy, các thuật ngữ tiếng Anh về xuất nhập khẩu ngày càng được sử dụng phổ biến để trở thành quy chuẩn chung cho quốc tế.
CFS cũng là một thuật ngữ tiếng Anh nói trên, là viết tắt của Container Freight Station. Đây là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong hoạt động giao thương quốc tế.
2. CFS là một loại phí trong quy trình xuất nhập khẩu
Dù là hàng xuất khẩu hay hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp đều phải trả phí CFS bù trừ vào khoản phí thuê kho bãi, bốc dỡ hàng hóa.
2.1 Tại sao phải trả phí CFS?
Trong vận tải hàng lẻ (LCL), thông thường kho CFS sẽ thực hiện các nghiệp vụ như: nâng và hạ hàng hóa, vận tải hàng hóa bằng xe nâng ra cảng, đóng hàng vào container từ hàng hóa của nhiều chủ hàng hoặc lấy hàng ra từ container sau đó nhập vào kho CFS. Forwarder sẽ thu Container Freight Station Fee cho những dịch vụ trên.
Có nghĩa là mỗi khi có hàng lẻ xuất-nhập thì các consol/forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho và để bù đắp vào chi phí giữ hàng, chi phí kho bãi ấy, họ thu phí CFS.
Mức phí CFS có thể cao hoặc thấp nhưng thường dao động ở 15 – 18 USD. Mức phí này còn tùy theo đơn vị vận chuyển và ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan trong từng thời điểm cụ thể khác nhau.
Bên thu phí ban đầu sẽ là cảng quản lý kho CFS. Cảng sẽ tiến hành thu và đóng ghép hàng LCL. Phí CFS sẽ được thu trực tiếp ở 2 đầu xuất và nhập khẩu.
2.2 Quy trình thu phí CFS
Quy trình thu phí CFS này sẽ được diễn ra như sau:
- Các nhân viên phụ trách thu phí CFS tại cảng sẽ thu trực tiếp từ các forwarder.
- Các forwarder này chịu trách nhiệm thu lại từ các chủ hàng đã gửi hàng đi, để xuất khẩu hoặc nhập khẩu, phí CFS được quy định tùy thuộc vào khối lượng hoặc số khối hàng hóa.
Một điều cần chú ý để đảm bảo chi phí cho lô hàng không vượt quá quy định chính là tránh sử dụng những forwarder có mức thu cao.
3. CFS là một địa điểm quan trọng trong xuất và nhập khẩu
Hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu được chia ra thành 2 loại: hàng FCL và hàng LCL. Trong đó, hàng FCL là hàng container còn hàng LCL là hàng lẻ (hàng nhỏ và vừa). Phần hàng LCL được gom góp về một kho và kho này được gọi là kho CFS.
3.1 Kho CFS quan trọng như thế nào?
Lưu trữ hàng hóa LCL:
Kho CFS sẽ góp phần giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí đồng thời đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hiệu quả bằng cách chia tách hoặc gom hàng của các chủ tiệm vào cùng một container. Áp dụng khi container không trong trạng thái đầy hoặc một chủ kinh doanh không thể thuê một container nguyên chiếc.
Bên cạnh đó, các cơ quan hải quan không thể thực hiện xuất khẩu hàng lẻ đi ngay mà sẽ nhập các loại hàng đó về kho CFS, đợi các hàng lẻ khác đến từ các doanh nghiệp khác cho đến khi đủ một container thì sẽ nhập các hàng lẻ từ kho CFS vào container và cho xuất khẩu đi.
Đảm bảo hợp pháp về hải quan:
Kho CFS đảm nhiệm trọng trách chứa đựng các hàng hóa thuộc hàng nhập khẩu mà chưa làm thủ tục hải quan hay các loại hàng xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan và đăng ký xong nhưng cần phải đưa vào kho để kiểm tra thực tế.
3.2 Quy trình gom hàng trong kho CFS
Hàng hóa với mục đích xuất khẩu: Tất cả hàng lẻ được gom chung về kho CFS trong cảng, khi nào số lượng hàng lẻ đó đủ để đóng chung vào một container thì lô hàng sẽ được xuất khẩu đi.
Hàng hóa với mục đích nhập khẩu: Hàng lẻ được lấy ra từ các container nhập khẩu, đóng chung vào một container khác rồi nhập vào kho để đợi người nhập khẩu đến nhận.
4. CFS còn là tên của một loại giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận CFS là một văn bản chứng nhận được cấp bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu nhằm mục đích chứng nhận hàng hóa đó được phép lưu hành tự do trong nước xuất khẩu.
Có thể nói rằng, đây là loại giấy chứng nhận có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mọi loại hàng hóa xuất – nhập khẩu.
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ CFS là gì trong xuất nhập khẩu. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ đến hotline hoặc website của UFS
UFS với mục tiêu trở thành doanh nghiệp công nghệ Fulfillment và Logistics hàng đầu sẽ cung cấp các giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh tại các quốc gia khác.