Thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng nổ mạnh mẽ đã khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với nước ta – một mắt xích trong chuỗi cung ứng này – thì đây có thể xem là thách thức và đồng thời là cơ hội phát triển.
Qua bài viết này, UFS sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về Chuỗi cung ứng toàn cầu: Định nghĩa là gì? Tại sao lại là cơ hội tiềm năng cho mọi doanh nghiệp Việt Nam?
Chúng tôi tin rằng những thông tin này sẽ hỗ trợ bạn xây dựng chiến lược hợp lý nhất cho sự phát triển của cá nhân/doanh nghiệp!
1. Chuỗi cung ứng toàn cầu là gì?
Về khái niệm “chuỗi cung ứng”, ta có thể hiểu đơn giản như sau:
“Chuỗi cung ứng là một hệ thống các hoạt động cung cấp, sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng cuối cùng”.
Nghĩa là chuỗi cung ứng cho một mặt hàng cụ thể sẽ bắt đầu từ quá trình khai thác nguyên liệu thô, qua các công đoạn, chế biến, sản xuất, gia công,…cho tới khi tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh để đưa tới tay người tiêu dùng cuối cùng”.
GLOBAL SUPPLY CHAIN
Từ khái niệm nêu trên, Chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ bao gồm toàn bộ các hoạt động cung ứng, sản xuất cho tới phân phối hàng hóa/dịch vụ từ nhà cung cấp đầu tiên đến tay người tiêu dùng cuối cùng trên phạm vi toàn cầu.
Tính chất của Chuỗi cung ứng toàn cầu
Global Supply Chain là một mạng lưới các doanh nghiệp không gói gọn ở một nước đơn lẻ, mà có phạm vi hoạt động trên toàn thế giới.
Trong mạng lưới này, sẽ có doanh nghiệp khai thác/cung cấp nguyên vật liệu, doanh nghiệp khác sẽ mua/sử dụng hàng hóa – dịch vụ để thực hiện việc cung cấp/sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó cho người tiêu dùng.
Như vậy, một chuỗi cung ứng hoàn thiện đòi hỏi phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp tham gia. Họ cần phải quản lý tốt dòng thông tin, sản phẩm và mọi vấn đề tài chính để tránh tổn thất và đạt mức lợi nhuận tối đa trong toàn chuỗi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến Chuỗi cung ứng toàn cầu
Có rất nhiều nhân tố tác động đến hiệu quả chuỗi cung ứng này, trong đó không thể không nhắc đến số lượng và thời gian khách hàng cần hàng hóa:
Nếu con số này quá lớn chi phí sẽ bị đẩy lên cao, dẫn đến không có lời hay thậm chí lỗ.
Ngược lại, nếu con số này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ không đủ hàng hóa cung cấp, khi đó khách hàng sẽ rời đi.
Khái niệm chuỗi cung ứng toàn cầu có thể bị nhầm lẫn với một số khái niệm khác nghe có vẻ tương đồng như:
- Chuỗi giá trị toàn cầu: tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm/dịch vụ thông qua người tiêu dùng, chỉ liên quan đến các hoạt động sản xuất.
- Mạng sản xuất toàn cầu: ở đây thể hiện mạng lưới hay hệ thống các cá nhân/đơn vị tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có mặt trong toàn bộ các hoạt động khác nhau như cung ứng – sản xuất – phân phối hàng hóa và dịch vụ.
2. Các mô hình quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu
Cách quản trị chuỗi cung ứng sẽ thay đổi tùy thuộc tình huống cụ thể cũng như cách thức tổ chức của từng đơn vị/tổ chức.
Một số mô hình quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu phổ biến mà bạn có thể nghe nhắc đến:
2.1 Mô hình quản trị chuỗi cung ứng “Just in Time”
Mô hình này quản trị chuỗi cung ứng dựa theo nhu cầu, nhằm loại bỏ mọi sự lãng phí trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Như đề cập ở trên, mục tiêu của mô hình “Just in Time” là giảm thiểu lượng hàng tồn kho ở mọi cấp độ sản xuất trong chuỗi cung ứng. Có thể hiểu, JIT nghĩa là Đúng sản phẩm – Đủ số lượng – Tại đúng nơi – Chính xác thời điểm cần thiết.
Từng cá nhân/tổ chức tham gia trong chuỗi được giao quyền tự chủ cao, vì thế mà có khả năng quyết định hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu.
2.2 Mô hình quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu dạng Walmart
Trong mô hình này, các hoạt động liên kết được phân nhỏ, chi tiết hóa và hạn chế các khâu trung gian để tối ưu chi phí giao dịch, môi giới.
Các doanh nghiệp áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu dạng Walmart này thường có mối quan hệ mật thiết với các đối tác, nhà sản xuất. Nhờ đó đảm bảo sự ổn định chung của toàn bộ các hoạt động cung ứng, sản xuất và phân phối có liên quan.
2.3 Một số mô hình khác
Mô hình chuỗi cung ứng nhanh nhạy: xây dựng dựa trên xu hướng bị giới hạn về thời gian, có khả năng nắm bắt và đáp ứng biến động về cầu một cách nhanh chóng, dễ dàng, trong tầm dự đoán.
Mô hình dòng chảy liên tục: là mô hình chuỗi cung ứng truyền thống, hoạt động dựa trên sự ổn định cung cầu, các quy trình đảm bảo sự liên tục của dòng thông tin và sản phẩm.
Mô hình linh hoạt: áp dụng cho các công ty thường sản xuất hàng hóa theo mùa vụ, thời điểm nhất định.
Mô hình quản trị chuỗi cung ứng giản đơn: đơn vị/doanh nghiệp sẽ tự hoàn thiện từ khâu thu gom nguyên vật liệu cho tới sản xuất và phân phối đến tay người tiêu dùng.
Mô hình quản trị chuỗi cung ứng phức tạp: bên cạnh các doanh nghiệp, có thể xuất hiện thêm các nhà thầu phụ có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động gia công, vận tải, phân phối, quản lý vận đơn,….
3. Thực trạng của chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh Covid
Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã khiến mọi quốc gia chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế, tạo nên những thách thức chưa từng có cho chuỗi cung ứng toàn cầu:
- Các lệnh giãn cách và phong tỏa đã khiến các công ty đa quốc gia đối mặt với sự khan hiếm nguồn cung vật liệu.
- Các doanh nghiệp/người dân và cả các cơ quan chính phủ đều gặp khó khăn trong việc mua sắm các hàng hóa dù là các sản phẩm cơ bản, tạo nên sự sụt giảm nghiêm trọng nhu cầu tiêu dùng.
Từ những thách thức và khó khăn do dịch Covid-19 mà các doanh nghiệp nhận thức rõ bất cập của chuỗi cung ứng toàn cầu: nguồn cung vật liệu trong nhiều lĩnh vực quan trọng xuất phát chủ yếu từ Trung Quốc.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp toàn cầu sẽ hướng đến đa dạng hóa nguồn cung, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc như trước, để giảm thiểu rủi ro.
Đây chính là cơ hội lớn cho nước ta bởi sự chuyển dịch này sẽ đặc biệt chú ý đến những trung tâm sản xuất như Việt Nam, Ấn Độ và Mexico.
Cùng với đó sẽ có sự phân cấp về năng lực sản xuất, đồng thời phát triển với xu hướng tự động hóa và sản xuất hàng loạt.
Song song, các doanh nghiệp cũng sẽ đẩy nhanh tốc độ số hóa với mục đích củng cố chuỗi cung ứng. Bằng cách vận dụng hiệu quả công nghệ AI và loT, chuỗi cung ứng có thể linh hoạt tìm ra các nhà cung cấp thay thế khi xảy ra gián đoạn.
Các chuỗi cung ứng sẽ được đưa tới gần thị trường bán lẻ, thu hẹp khoảng cách giữa nhà cung cấp và khách hàng, tạo nên mạng lưới sản xuất bền vững.
4. Vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Như UFS đã đề cập, Việt Nam hiện là một trong những trung tâm sản xuất quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu trong các lĩnh vực dệt may, chip điện tử và ôtô.
Một số lượng lớn công ty nổi tiếng của Mỹ như Apple, Intel, Ford, Pepsi, Coca-Cola, Nike, Microsoft, P&G,…đã và đang tăng cường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong xu hướng đa dạng hóa nguồn sản xuất và dịch chuyển sản xuất, Việt Nam trở thành địa điểm thay thế tiềm năng cho Trung Quốc. Từ đó có thể thấy Việt Nam đang dần trở thành điểm thay thế quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Kết
Việt Nam đang ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã dành sự tin tưởng vào sự phát triển của Việt Nam và vẫn tiếp lựa chọn Việt Nam là thị trường đầu tư lâu dài.
UFS Fulfilment tin rằng, nắm bắt được cơ hội này sẽ là bước tiến lớn cho mọi doanh nghiệp của nước ta.
Các bạn hãy theo dõi chuỗi cung ứng toàn cầu để tự vạch ra hướng phát triển tốt nhất cho cá nhân/doanh nghiệp nhé!