Trong bài viết này, UFS sẽ giải quyết cho bạn những vướng mắc không đáng có: Từ định nghĩa Consignor/Consignee là gì đến cách phân biệt Consignee với một số khái niệm tương tự để bạn có thể hạn chế tối đa mọi sự nhầm lẫn.
1. Tại sao lại cần nắm rõ những thuật ngữ vận tải/Logistics?
Lướt nhìn qua bất kì văn bản/chứng từ vận tải nào, chúng ta đều cũng có thể bắt gặp hàng loạt các thuật ngữ tiếng Anh.
Chắc chắn, nếu bạn không hiểu dù là những biệt ngữ cơ bản như Consignor là gì hay Consignee là gì sẽ khiến cho quá trình làm việc gặp không ít khó khăn
Việc có hiểu biết về những khái niệm liên quan tới vận chuyển hàng nội địa và vận tải hàng hóa quốc tế sẽ giúp các cá nhân/doanh nghiệp đi đến việc ký kết hợp đồng nhanh chóng, rõ ràng và minh bạch.
Bên cạnh đó, việc phân biệt rõ các khái niệm cũng sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc giao nhận hàng hóa, làm việc với các bên thuận lợi và dễ dàng hơn nhiều.
2. Freight Forwarding là gì?
Đây là dịch vụ vận tải hàng hóa với lộ trình xuất phát từ nơi gửi đến nơi nhận hàng.
Theo đó, người giao nhận (Freight Forwarder/FWD) sẽ đóng vai trò trung gian thực hiện việc ký kết hợp đồng vận tải với chủ hàng và ký hợp đồng đối ứng với bên vận tải để thực hiện hoàn tất gói dịch vụ.
Đối với hoạt động giao nhận vận tải phục vụ cho hoạt động mua bán hàng hóa, giao nhận xuất nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn hơn cả. Các khái niệm Consignor/Consignee cũng thường xuyên được đề cập trong quá trình này.
3. Khái niệm Consignor/Consignee là gì?
Quá trình vận tải hàng hóa có sự góp mặt của nhiều bên với các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Buyer (Người mua): đứng tên người mua hàng trong hợp đồng thương mại và trả tiền lô hàng.
- Seller (Người bán): đứng tên người bán hàng trong hợp đồng thương mại
- Consignor (Người gửi): ký hợp đồng vận tải với người giao nhận vận tải (FWD) và giao hàng cho FWD
- Shipper (Người gửi): ký hợp đồng với bên vận tải và gửi hàng
- Consignee (Người nhận): nhận hàng hóa tại cảng đích
- Carrier (Đơn vị vận tải chuyên chở): chuyển hàng từ điểm giao đến điểm đích theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng vận tải
- Fowarder/FWD (Người giao nhận vận tải): đứng tên người gửi hàng, làm trung gian thu xếp hoạt động vận tải hàng hóa
4. Cách phân biệt để tránh nhầm lẫn giữa các khái niệm
Các khái niệm kể trên đều là những thuật ngữ vô cùng phổ biến trong hoạt động giao thương, hiểu đơn giản hơn, chúng ta có thể quy vào trong các nghiệp vụ trong hợp đồng ngoại thương:
Đối với các hợp đồng và các điều khoản mua bán:
Người bán sẽ được gọi là Seller hoặc Export
Người mua được gọi là Buyer
Trong điều khoản vận tải, các trường hợp phát hành vận đơn B/L:
Người gửi hàng sẽ goi là Consignor/Shipper,
Người nhận hàng là Consignee (Cnee)
Để dễ hình dung, UFS sẽ lấy một ví dụ như sau:
Công ty A tại Việt Nam sản xuất hàng hóa và xuất khẩu.
Công ty B tại Hoa Kỳ ký hợp đồng nhập khẩu hàng từ công ty A để tiêu thụ.
Như vậy, xét theo các điều kiện trong hợp đồng ngoại thương được ký kết, mỗi công ty sẽ có vai trò như sau:
Bên A sẽ sẽ là Seller (trong hợp đồng mua bán) và Consignor/Shipper (trong hợp đồng vận tải).
Bên B sẽ là Buyer (trong hợp đồng ngoại thương) và là Consignee (trên mã vận đơn vận tải hàng hóa).
Thêm một trường hợp cho các bạn tham khảo, khi phát hành thư tín dụng thanh toán (letter of credit):
Người bán không được gọi là Seller mà được gọi là Beneficiary (người thụ hưởng)
Người mua được gọi là Remitter – nghĩa là người thanh toán hoặc người gửi tiền, thay vì Buyer.
“Consignor” và “Shipper” khác nhau như thế nào?
Trong nhóm những người/đơn vị tham gia vào giao nhận vận tải UFS đã nêu trên, có đến 2 vị trí là NGƯỜI GỬI HÀNG là “Consignor” và “Shipper”.
Nếu đều hiểu nôm na là “Người gửi hàng” thì chúng ta rất dễ nhầm lẫn hai khái niệm này. Trong trường hợp cụ thể, người ta có thể chỉ sử dụng từ Consignor chứ không phải là Shipper (và ngược lại) vì chúng có đôi chút khác biệt.
Vậy cách phân biệt giữa Shipper và Consignor là gì?
Để phân biệt được hai thuật ngữ này, ta cần chú ý đến các chủ thể trong quá trình thực hiện giao nhận vận tải:
- Consignor khi người gửi ký hợp đồng vận tải với bên giao nhận vận tải hàng hóa sau đó, giao hàng hóa cho trung gian vận tải.
- Shipper khi người gửi là cá nhân/đơn vị trực tiếp ký kết hợp đồng với bên vận tải mà không thông qua bất kì trung gian nào.
Cho dù bạn là cá nhân/doanh nghiệp tìm kiếm dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, đường bộ hay đường biển, đường hàng không thì bạn đều cần phải lưu ý về vai trò giữa các bên liên quan, từ đó giúp hạn chế tối đa sự cố không đáng có.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các khái niệm cơ bản như “Consignee/Consignor là gì” cùng các định nghĩa liên quan.
Nếu bạn cần tư vấn về quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ Fulfilment thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để nhận hỗ trợ sớm nhất!