Dropshipping là gì? Dropship bán hàng trong lĩnh vực kinh doanh

Home » Tin tức » Dropshipping là gì? Dropship bán hàng trong lĩnh vực kinh doanh

Dropshipping là hình thức bán hàng nổi tiếng rất được ưa chuộng trên thế giới, tuy nhiên vẫn còn khá mới mẻ đối với thị trường nước ta. 

Cùng với sự bùng nổ của nền thương mại điện tử tại Việt Nam những năm gần đây, Dropship đang ngày càng phát triển mạnh mẽ nhờ tính linh hoạt và tiện lợi của mình.

1. Tìm hiểu về Dropshipping là gì?

Dropshipping là phương pháp thực hiện bán lẻ mà người bán không cần phải nhập hàng hay lưu kho các sản phẩm của mình.

Thay vào đó, khi một cửa hàng bán một sản phẩm cụ thể, hàng hóa sẽ từ một bên thứ 3 được vận chuyển trực tiếp cho khách mua hàng. 

Mô hình bán hàng này cho phép người bán bỏ qua khâu vận chuyển, nhập hàng hay lưu trữ hàng hóa tồn kho. Thay vào đó, họ chỉ cần quan tâm đến khâu quảng bá, chốt hàng và theo dõi đơn hàng. 

Mọi công tác quản lý hàng hóa tồn, vận chuyển hàng hóa đến tay người nhận và các hoạt động khác sẽ do một bên thứ 3 hoàn tất – thường là những người bán buôn, nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp.

Một ví dụ điển hình cho Dropship chính là công ty máy tính nổi tiếng Dell với mạng lưới kinh doanh trên toàn thế giới thông qua Dropship. 

Các đại lý đăng ký làm Dropship chỉ cần marketing online để tìm kiếm khách hàng, đơn đặt hàng sẽ được chuyển đến Dell để công ty giao hàng và trích hoa hồng cho người bán.

2. Đặc điểm của Dropshipping

Bất cứ một hình thức kinh doanh nào cũng sẽ có những lợi ích cũng như những hạn chế riêng. Vậy ưu – nhược điểm của Dropship là gì?

Mô hình Dropshipping có những ưu điểm nổi bật như sau:

  • Hạn chế rủi ro: bạn có thể khởi đầu Dropship với số vốn “bằng 0” bởi người bán sẽ không phải mua bất kỳ sản phẩm nào cũng như đầu tư chi phí cho hàng lưu kho.
  • Tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc: ở hình thức này, bạn hoàn toàn loại bỏ hoặc thu gọn tối đa chi phí dành cho kho hàng, nhân vật lực, cũng như bỏ qua những khâu vận chuyển trung gian không cần thiết.
  • Linh hoạt trong kinh doanh: Miễn là bạn có một thiết bị kết nối Internet để giao tiếp với nhà cung cấp và khách hàng, bạn có thể quản lý doanh nghiệp của mình ở bất kỳ đâu, bất kì khoảng thời gian nào bạn muốn.
  • Nguồn hàng phong phú: với đa dạng sản phẩm cùng lượng hàng hóa sẵn có đảm bảo theo yêu cầu, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những sản phẩm mình yêu thích hoặc có thế mạnh để phát triển công việc kinh doanh.
  • Dễ dàng mở rộng quy mô: nhờ xu hướng internet phát triển như hiện nay, người bán Dropship dễ dàng phát triển công việc buôn bán của mình trên thị trường vô cùng tiềm năng.

Bên cạnh những lợi ích kể trên trên thì Dropshipping cũng có những mặt hạn chế nhất định:

  • Yêu cầu người bán phải tìm được nhà phân phối cung cấp nguồn hàng ổn định với giá cả hợp lý.
  • Nếu bạn có quá nhiều nhà cung cấp, khâu vận chuyển có thể gặp phải nhiều khó khăn.
  • Người bán không thể quản lý được chất lượng sản phẩm. Sản phẩm lỗi từ NCC có thể khiến phản hồi của khách hàng về shop bị ảnh hưởng đáng kể.
  • Bất cứ ai cũng có thể bắt đầu Dropship với các chi phí đầu tư và vận hành rất ít dẫn đến nhiều thương nhân sẽ bán hàng với giá cả rất thấp để tăng doanh thu, tạo ra cạnh tranh gắt gao về giá hàng.
  • Nếu shop của bạn chưa đủ uy tín hay tạo nên yếu tố thu hút khách hàng thì tình trạng lợi nhuận thấp là không thể tránh khỏi.
  • Không kiểm soát lượng tồn kho là ưu điểm nhưng cũng chính là nhược điểm vì người bán sẽ rơi vào thế bị động trong khâu cung ứng nếu như muốn phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh.

3. Mô hình Dropshipping tại Việt Nam

Cùng với sự bùng nổ của các thị trường thương mại điện tử trong nước, mô hình Dropshipping tại Việt Nam cũng đang cho thấy những dấu hiệu khả quan.

Lượng user (người dùng) thực hiện mô hình dropshipping tại nước ta đã vượt con số hàng trăm nghìn shop online và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Tuy nhiên, rào cản cho sự phát triển của mô hình này chính là hạ tầng Logistics tại nước ta vẫn còn nhiều hạn chế để phục vụ cho chuỗi cung ứng Dropship.

Rất nhiều khâu quan trọng như: tiếp nhận sản phẩm, đóng gói, dán nhãn, tạo vận đơn hay giao hàng hiện vẫn đang được thực hiện một cách rời rạc, chưa có hệ thống để tạo thành chu trình khép kín. 

Việc có quá nhiều đối tác cung ứng dịch vụ cho những khâu khác nhau chỉ trong 1 đơn hàng đã đẩy chi phí Logistics tăng cao, không những khiến sản phẩm giảm đi tính cạnh tranh về giá thành mà còn tăng mức độ rủi ro mất mát, thất lạc hàng hóa.

4. Một số quy tắc cần ghi nhớ để lựa chọn dịch vụ Dropshipping phù hợp

Drop-shipping chỉ phát huy tối ưu hiệu quả khi được áp dụng cho các sản phẩm thích hợp. 

Phần định mức chi phí vận chuyển hàng hoá sẽ chiếm một phần nhỏ trong đơn hàng, vì vậy sử dụng phương pháp vận chuyển tốn kém sẽ không có lợi về mặt tài chính. 

Để tránh khỏi những rủi ro trong quá trình vận chuyển, bạn cần liệt kê những đối tác đáng tin cậy nhất và kiểm tra các công ty đảm nhận dropshipping cho mình.

Drop-shipping cũng sẽ tốn một khoảng thời gian nhất định tương tự như thời gian bạn tự xử lý đơn hàng, vì vậy bạn cần nắm rõ thông tin này để không rơi vào trạng thái bị động.

Nếu bạn không nắm rõ thông tin về hàng hóa còn trong kho, hãy thông báo cho khách hàng rằng bạn không có sẵn hàng và phải phụ thuộc vào một bên cung cấp thứ ba.

Hy vọng những chia sẻ của UFS Fulfillment đã giúp bạn hiểu thêm về Dropshipping là gì. 

Đây là một phương án vô cùng tiềm năng để bạn có thể bắt đầu công việc hoặc phát triển mở rộng cho bản thân/doanh nghiệp mình.

Hỗ trợ trực tuyến

(84)9 6297 1666

info@ufs-express.com

Tin tức mới

Tìm hiểu Khu công nghiệp Hải Sơn – Long An

Là vùng đất có vị trí kinh tế chiến lược, đệm giữa Đông và Tây Nam bộ, Long An đồng thời còn là cửa ngõ kinh tế…

Xem ngay...

Tìm hiểu Khu công nghiệp Quế Võ – Bắc Ninh

Khu Công nghiệp (KCN) Quế Võ, là KCN lớn nhất, đã và đang đóng vai trò cực kỳ quan trọng vào tiến trình phát triển kinh tế,…

Xem ngay...

Tìm hiểu Khu công nghiệp Tân Đô – Long An

Tỉnh Long An thuộc vùng công nghiệp trọng điểm phía Nam, đã sớm bắt đầu chặng đua CNH-HĐH với hàng loạt trung tâm công nghiệp được hình…

Xem ngay...