HS Code là gì? Mã HS Code bao gồm những thông tin gì?

Home » Tin tức » HS Code là gì? Mã HS Code bao gồm những thông tin gì?

HS Code là thông tin thường xuyên được bắt gặp trong các loại chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa. Chúng ta sử dụng lọai mã này trong mọi tờ khai hải quan, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ CO/CQ hay hóa đơn thương mại, …

Ngay dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn HS Code là gì và phương thức tra cứu mã này khi thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nhé!

1. Mã HS Code là gì?

HS Code được viết tắt từ Harmonized System Codes, có thể hiểu đơn giản đây là một hệ thống tiêu chuẩn, mã hóa các sản phẩm trong trao đổi buôn bán quốc tế.

Mục đích sử dụng của mã HS Code đó là hình thành một hệ thống chuẩn nhằm phân loại các chủng loại hàng hóa.

Danh sách mã số này được áp dụng tại tất cả các quốc gia, trở thành “ngôn ngữ hàng hóa chung” hỗ trợ đắc lực cho hoạt động giao thương hàng hóa và thực hiện các hiệp ước – hiệp định thương mại quốc tế.

Các cơ quan hải quan sẽ dựa vào mã HS Code của sản phẩm mà tiến hành áp dụng thuế xuất nhập khẩu phù hợp cho từng loại hàng hóa. 

Bên cạnh đó, nhờ vào HS Code, cơ quan Nhà nước có những số liệu thực tế để thống kê các nhóm hàng, loại hàng chi tiết và báo cáo về lưu lượng xuất nhập thực tế.

Nói như vậy, có phải mã HS code chỉ áp dụng cho các loại hàng hóa hữu hình?

Trên thực tế, mọi loại hàng hóa như 1 bộ phim chứa trong ổ cứng hay MV âm nhạc trong đĩa Blue-ray cũng đều được áp mã HS code (là mã HS của vật chứa đựng chúng).

2. Mã HS Code bao gồm những thông tin gì?

HS Code có cấu trúc quy chuẩn theo quy định của Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành.

Theo đó, mã HS sẽ bao gồm 8-12 số, trong đó:

  • 6 chữ số đầu tiên mang tính quốc tế 
  • 2 -> 6 số còn lại mang tính phân nhóm phụ theo quy định của từng Quốc gia.

Hiện nay, ở nước ta đang áp dụng mã HS với hàng hóa là 8 số, tùy theo quy định của mỗi quốc gia mà HS Code có thể là dãy có 10 hoặc 12 số. 

2.1 Cấu trúc chính của một mã HS

Phần: Mã HS Code có 22 phần, mỗi phần sẽ có 1 chú giải riêng gồm các nội dung:

+ Động vật, thực vật, 

+ Khoáng sản, sản phẩm đá, plastic, cao su

+ Đồ trang sức, sản phẩm dệt,..

+ Máy móc, thiết bị điện, phương tiện, dụng cụ,..

Chương: Là 2 số đầu trong mã có tác dụng mô tả khái quát về loại hàng hóa

99 chương trong quyền biểu thuế nhập khẩu gồm:

  • 97 chương đầu phân loại hàng hóa chung
  • Chương 98 và 99 là chương phân loại hàng hóa ưu đãi riêng dành cho các quốc gia (ví dụ như hàng hóa được mua bởi bộ quốc phòng). 

Doanh nghiệp chỉ cần tìm hiểu về 97 chương đầu trong quyển biểu thuế, mỗi chương sẽ có chú giải chi tiết.

Lưu ý: Chỉ có hàng hóa hữu hình mới được định danh trong biểu thuế.

Nhóm: Bao gồm 2 ký tự sau chương, thể hiện phân loại nhóm sản phẩm

Phân nhóm: Bao gồm 2 ký tự sau nhóm, thể hiện phân nhóm chi tiết dưới nhóm

Phân nhóm phụ: các ký tự sau cùng thể hiện phân nhóm phụ do mỗi quốc gia quy định.

2. Ví dụ về HS Code

Ví dụ một mã HS Code là: 65061010, chúng ta có thể biết được các thông tin sau:

  • 2 số đầu: Chương 65 – Mũ, các vật đội đầu khác cùng bộ phận của chúng
  • 2 số tiếp theo: Nhóm 06 – Mũ, các vật đội đầu khác, đã hoặc chưa lót hoặc trang trí
  • 2 số tiếp theo: Phân nhóm 10 – Mũ bảo hộ
  • 2 số cuối: Phân nhóm phụ 10 – của Quốc gia

3. Cách tra cứu mã HS Code phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu chính xác?

Việc cấp thông tin HS Code chính xác giúp hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có thể thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn vì mã HS Code ảnh hưởng rất nhiều đến biểu phí thuế xuất và giá cả hàng hóa.

Để nắm được HS Code một cách chính xác nhất, bạn hãy sử dụng một trong ba cách dưới đây:

Cách 1: Xin tư vấn 

Bạn hãy hỏi đồng nghiệp có kinh nghiệm, những người đi trước… để biết mã HS Code chính xác nhất dựa trên kinh nghiệm làm việc xuất nhập khẩu hàng hóa lâu năm của họ. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ sự tư vấn từ các công ty chuyên nghiệp về Logistics, công ty cung cấp dịch vụ thông quan cho hàng hóa,…

Cách 2: Tra cứu trên website: 

Website Chính thức của Hải quan Việt Nam: 

https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=24&id=CTDM&cid=1201

(sau khi truy cập bạn có thể lựa chọn phần dịch vụ mong muốn)

Website tra cứu HS code quốc tế: 

https://www.exportgenius.in/hs-code

Tại các trang web này, bạn có thể tra cứu mã HS Code chính thống và chính xác 100% ( cách này dành cho những ai  đã có kinh nghiệm và am hiểu thông tin).

Cách 3: Thông qua biểu thuế xuất nhập khẩu hàng hóa: 

File biểu mẫu thuế bao gồm thông tin hàng hóa, mã hs code, thuế thông thường, thuế ưu đãi, thuế GTGT VAT, thuế của từng mặt hàng có form C/O tương ứng, thuế bảo hộ, thuế bảo vệ môi trường,..

Bạn chỉ cần nhập những từ khóa về hàng hóa liên quan để tìm kiếm và tra cứu các mã HS Code phù hợp theo mô tả, chủng loại hàng.

4. Quy tắc tra cứu HS Code là gì?

Bạn cũng cần nắm được những quy tắc tra cứu mã HS Code dưới đây để biết được các thông tin mình tra cứu có chính xác không.

Quy tắc 1: Chú giải chương & Tên định danh

Tên các phần, chương và phân chương chỉ giúp chúng ta định hình loại hàng này nằm ở phần nào chương nào. Vì vậy, phần chú giải và phân nhóm mới mang giá trị pháp lý trong việc phân loại hàng hóa.

QUY TẮC 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện & hợp chất cùng nhóm

Quy tắc 2a: Sản phẩm chưa hoàn thiện

Một mặt hàng chưa hoàn chỉnh (phôi) hay thiếu một vài bộ phận nhưng có đặc tính và công dụng như sản phẩm hoàn thiện thì được áp mã theo sản phẩm đã hoàn thiện. 

VD: Xe đạp thiếu bánh xe vẫn được áp theo mã xe đạp.

VD: Phôi chai làm chưa tạo ren ở cổ chai sẽ được áp mã như chai hoàn thiện.

Không áp dụng quy tắc này với các sản phẩm cần phải gia công thêm trước khi đưa vào lắp ráp (lấp ráp quy định là công việc đơn giản như dùng bu-lông, đai ốc hoặc hàn, ghép bằng đinh tán,…) 

Những bộ phận chưa lắp ráp hay thừa ra về số lượng theo yêu cầu để hoàn thiện 1 mặt hàng thì sẽ được phân loại riêng.

Quy tắc 2b: Hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất

Chỉ áp dụng quy tắc này khi sản phẩm là hỗn hợp của nguyên liệu và chất liệu:

  • Hỗn hợp và hợp chất của nguyên liệu hoặc chất thuộc cùng 1 nhóm thì phân loại trong nhóm đó.
  • Hỗn hợp và hợp chất của nguyên liệu hoặc chất thuộc các nhóm nhác nhau thì áp mã hỗn hợp đó theo chất cơ bản nhất của hỗn hợp.

Ví dụ: Gói cà phê hòa tan sẽ được áp theo mã chất cơ bản nhất là cà phê.

QUY TẮC 3: Hàng hóa có thể nằm ở nhiều nhóm

Quy tắc 3a: Hàng hóa được mô tả ở nhiều nhóm thì nhóm nào có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên.

Quy tắc 3b: Hàng hóa được cấu thành theo bộ từ nhiều sản phẩm có thể thuộc nhiều nhóm nhiều chương khác nhau thì phân loại vào sản phẩm mang đặc tính nổi trội nhất.

Quy tắc 3c (áp dụng khi không áp dụng được Qui tắc 3a hoặc 3b) Hàng hóa được phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm được xem xét.

QUY TẮC 4: Phân loại theo hàng hóa giống chúng nhất

So sánh hàng hóa định phân loại với hàng hóa đã được phân loại trước đó dựa trên các yếu tố: mô tả, đặc điểm, tính chất, mục đích sử dụng…

Hàng hóa sau khi đã so sánh sẽ được xếp trong nhóm của hàng hóa giống chúng nhất.

QUY TẮC 5: Hộp đựng, bao bì

Quy tắc 5a: Hộp, túi, bao và các loại bao bì chứa đựng tương tự (không áp dụng cho bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng)

Các loại bao hộp tương tự, thích hợp và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này.

Quy tắc 5b: Bao bì (không áp dụng cho bao bì bằng vạt liệu có thể dùng nhiều lần)

Phân loại bao bì thường được dùng để đóng gói chứa đựng hàng hóa (túi nilon, hộp carton…) cùng mã HS với hàng.

QUY TẮC 6: Giải thích cách phân loại và so sánh cho đúng

Việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm, phù hợp các chú giải phân nhóm, phù hợp với chú giải của chương có liên quan.

Khi so sánh 1 sản phẩm ở các nhóm hoặc các phân nhóm khác nhau thì phải so sánh đồng cấp.

Kết

Hy vọng bài viết trên của UFS đã giúp bạn hiểu hơn về HS Code là gì, ứng dụng thực tế của HS Code trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như cách tra cứu mã HS dễ dàng và chính xác nhất!

Nếu bạn cần tư vấn thêm về các dịch vụ xuất nhập khẩu, thông quan hải quan hay các dịch vụ liên quan đến Logistics trọn gói, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của UFS Fulfillment để nhận được hỗ trợ ngay hôm nay.

Hỗ trợ trực tuyến

(84)9 6297 1666

info@ufs-express.com

Tin tức mới

Tìm hiểu Khu công nghiệp Hải Sơn – Long An

Là vùng đất có vị trí kinh tế chiến lược, đệm giữa Đông và Tây Nam bộ, Long An đồng thời còn là cửa ngõ kinh tế…

Xem ngay...

Tìm hiểu Khu công nghiệp Quế Võ – Bắc Ninh

Khu Công nghiệp (KCN) Quế Võ, là KCN lớn nhất, đã và đang đóng vai trò cực kỳ quan trọng vào tiến trình phát triển kinh tế,…

Xem ngay...

Tìm hiểu Khu công nghiệp Tân Đô – Long An

Tỉnh Long An thuộc vùng công nghiệp trọng điểm phía Nam, đã sớm bắt đầu chặng đua CNH-HĐH với hàng loạt trung tâm công nghiệp được hình…

Xem ngay...