“Khái niệm CIF là gì trong xuất nhập khẩu? Trách nhiệm của các bên ra sao? Điểm phân chia rủi ro ở đâu?” có lẽ là câu hỏi không dễ trả lời đối với những người vừa tiếp xúc với lĩnh vực Logistic. Thậm chí, nếu không nắm kĩ các thông tin, bạn có thể dễ dàng lẫn lộn điều khoản này với FOB.
Cùng UFS tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
1. Thuật ngữ CIF, Incoterms là gì trong xuất nhập khẩu?
Có lẽ bạn đã từng nghe CIF là một trong 11 điều kiện của Incoterm. Vậy Incoterm là gì?
1.1 Incoterms
Incoterms là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: International Commerce Terms.
Thuật ngữ này chỉ một tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng mua bán xuất-nhập khẩu, được chuẩn hóa và sử dụng rộng rãi bởi rất nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Nội dung chính của các điều khoản này đề cập đến 2 vấn đề quan trọng:
- Trách nhiệm của bên mua, bên bán như thế nào.
- Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ người bán sang người mua
Các điều kiện Incoterm 2010 gồm có 11 điều, chia thành 4 nhóm E, F, C, D, do phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) phát hành. Chúng ta cần lưu ý rằng, các giao dịch mà Incoterms đề cập thuộc phạm vi thương mại quốc tế, chứ không phải là các giao dịch nội thương.
1.2 CIF là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu?
CIF là viết tắt của Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí).
CIF là điều kiện giao hàng mà trong đó người bán hàng sẽ không phải chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển nhưng phải trả toàn bộ chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng.
Trong điều kiện này, chúng ta cần chú ý đến 2 điểm quan trọng:
- Điểm chuyển giao rủi ro: Tại cảng xếp.
- Điểm chuyển giao chi phí: Tại cảng dỡ.
Hai điểm chuyển giao như trên có nghĩa là: Nội dung của CIF quy định rằng người mua hàng sẽ chịu mọi trách nhiệm về mất mát, hư hại khi lô hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp. Chi phí vận chuyển trong quá trình vận chuyển hàng đến cảng đích sẽ do người bán hàng phải chi trả toàn bộ.
2. Trách nhiệm của hai bên theo CIF là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu?
Về mặt thuật ngữ quốc tế, trong hợp đồng sẽ được ghi như sau:
Cấu trúc: CIF + Tên cảng đích( Địa điểm chuyển giao chi phí)
2.1 Trách nhiệm của bên bán
- Giao hàng lên tàu với thời gian và cảng bốc quy định trong hợp đồng.
- Ký hợp đồng vận tải và trả phần cước phí đến cảng đích.
- Chịu trách nhiệm về mọi khoản chi phí, rủi ro và tổn thất hàng hóa trước khi hàng đã giao xong lên tàu tại cảng bốc.
- Báo cho người mua biết thời gian hàng hóa được chuẩn bị, khi hàng hóa được xếp lên tàu và thời điểm hàng tới cảng dỡ trong thời gian hợp lý.
- Cung cấp những chứng từ quan trọng như vận đơn đường biển, hoá đơn thương mại, …
- Cung cấp đầy đủ các giấy phép xuất khẩu cùng các giấy tờ uỷ quyền từ địa phương cho lô hàng xuất khẩu.
2.2 Trách nhiệm của bên mua
- Thanh toán tiền theo như quy định đã được nêu rõ trong hợp đồng mua bán.
- Thông quan Nhập khẩu, trả tiền thuế, làm các thủ tục cần thiết và trả các chi phí phát sinh để hàng có thể được quá cảnh (nếu có).
- Kiểm tra hàng hóa trước khi bốc và dỡ hàng đồng thời chi trả các chi phí như công tác kiểm dịch tại nước xuất khẩu,…
- Chịu toàn bộ rủi ro, tổn thất và chi phí phát sinh về hàng hóa (trừ các khoản tiền được tính vào cước phí vận tải) kể từ khi hàng hóa được giao lên tàu ở cảng bốc hàng.
3. Điểm khác biệt giữa FOB và CIF là gì?
Có rất nhiều điểm chung như: Cảng xếp hàng(cảng đi) chính là vị trí chuyển giao rủi ro giữa 2 bên; Người bán có trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu, người mua phải làm thủ tục nhập khẩu để lấy hàng;…khiến mọi người rất dễ bị nhầm lẫn giữa 2 điều khoản CIF và FOB. Sau đây, chúng ta hãy cùng phân biệt 2 điều khoản này nhé!
Cấu trúc: CIF + Tên cảng đích |
Cấu trúc: FOB + Tên cảng xếp hàng |
Bao gồm các quy định về tiền hàng, bảo hiểm và cước phí |
Đề cập đến các thỏa thuận giao hàng lên tàu |
Người bán phải tìm đơn vị vận chuyển. |
Trách nhiệm book tàu thuộc về người mua |
Điểm chuyển giao rủi ro: Tại cảng xếp |
Điểm chuyển giao rủi ro và chi phí: Tại cảng xếp
|
Điểm chuyển giao chi phí: Tại cảng dỡ |
Trên đây là tất tần tật thông tin xoay quanh điều khoản CIF. Hi vọng những chia sẻ của UFS sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và tránh được những hiểu nhầm phát sinh sau này.
Nếu bạn có bất kỳ nhu cầu nào về dịch vụ Fulfillment , hãy liên hệ trực tiếp đến UFS qua hotline hoặc fanpage chính thức nhé! UFS với thế mạnh là dịch vụ Fulfillment toàn diện và linh hoạt, hỗ trợ đa dạng loại hàng hóa, cam kết hoàn thành mọi nhu cầu đối với đơn hàng của bạn một cách nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm nhất.