Để tóm tắt cho những bạn chưa biết thì UFS xin giới thiệu: “Cùng với FIFO thì LIFO là những phương pháp xuất kho để khai thác hàng hóa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.”
Vậy LIFO là gì? Khi nào ứng dụng phương pháp LIFO? Hãy cùng UFS tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. LIFO nghĩa là gì?
LIFO được viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh: “Last in First Out”, vậy Last In First Out là gì?
“Last In First Out” dịch nôm na là “Nhập cuối xuất đầu” hay quen thuộc hơn là “Vào sau ra trước”.
Có lẽ từ chính cái tên cũng giúp bạn hình dung ra được cách khai thác, vận hành hàng hóa thông qua phương pháp này.
Theo đó, cách quản lý kho với hình thức LIFO sẽ ưu tiên xuất đi trước những hàng hóa nào mới nhập hoặc được sản xuất gần nhất, những mặt hàng còn tồn kho ở lại là những mặt hàng cũ đã sản xuất từ lâu.
2. Khi nào dùng phương pháp LIFO
LIFO (nhập sau xuất trước) là phương pháp lưu trữ, xuất nhập hàng hóa có thể hỗ trợ bạn đưa ra những lựa chọn chính xác hơn.
2.1 Lợi ích của LIFO
Đặc biệt đối với các sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp tự sản xuất, lợi ích chính của việc sử dụng phương pháp này là khả năng kết nối với kế toán, thường được áp dụng để:
- Giúp doanh nghiệp có thể cập nhật thời giá chính xác của thị trường, so sánh với chi phí đầu vào gần nhất để cân đối điều chỉnh giá thành sản phẩm sao cho phù hợp.
- Phản ánh chính xác doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
Phương pháp này vô cùng hiệu quả, ví dụ thời gian gần đây chi phí sản xuất hàng hóa tăng cao, kéo theo giá bán hàng cũng được điều chỉnh tăng.
Thế nhưng, hàng hóa hiện tại doanh nghiệp bạn xuất bán lại được nhập kho trước thời điểm thông tin chi phí sản xuất thay đổi (thấp hơn hiện tại) thì sẽ nhận được kết quả là lợi nhuận cao hơn.
Đối với tình hình thị trường có nhiều biến động và mức lạm phát cao như hiện nay, nguyên tắc LIFO được xem là giải pháp tuyệt vời cho doanh nghiệp.
Không chỉ có cơ hội hạn chế được tối đa rủi ro hàng hóa mất giá, các công ty còn có thể theo sát tình hình chi phí, doanh thu và lợi nhuận để xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp, tăng tính cạnh tranh với đối thủ.
2.2 Hạn chế khi hàng hóa được “nhập sau xuất trước”
Những lợi ích kể trên nghe qua có vẻ rất hấp dẫn nhưng đây hoàn toàn không phải là một phương pháp hoàn hảo và có rất nhiều mặt hạn chế:
- Cần đóng thuế doanh nghiệp cao hơn.
- Khi thị trường được bình ổn lại, nếu doanh nghiệp lại xuất bán các mặt hàng trước đây có chi phí sản xuất cao sẽ kéo theo lợi nhuận rất thấp, thậm chí có thể hoà hoặc lỗ vốn gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh về lâu dài.
- LIFO chỉ có thể áp dụng đối với các mặt hàng không bị giới hạn về thời gian sử dụng, yếu tố “mốt”, độ hot hay mang tính “thời thượng”
Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp LIFO, đơn vị cần phải đáp ứng được các yêu cầu như:
- Đội ngũ bốc xếp, phương tiện bốc dỡ hàng luôn sẵn sàng
- Kho có khả năng lưu trữ ổn định, an toàn và kiên cố
- Thực hiện các hoạt động kiểm tra định kỳ để đảm bảo chất lượng hàng hóa và không bị thất thoát
- Các kệ hàng, lối đi trong kho phải được sắp xếp hợp lý, thuận tiện cho quá trình kiểm kê, dễ theo dõi.
3. So sánh giữa FIFO và LIFO
Nên lựa chọn FIFO hay LIFO? Thực sự không có câu trả lời chính xác cho việc đúng hay sai.
Áp dụng phương pháp quản lý nào còn phụ thuộc vào những đặc điểm về sản phẩm của bạn. Vì vậy, ngay dưới đây UFS sẽ chỉ ra điểm khác biệt giữa FIFO và LIFO là gì để bạn dễ dàng tham khảo và cân nhắc được đáp án tối ưu nhất.
LIFO |
FIFO |
Cho phép doanh nghiệp điều chỉnh giá thành sản phẩm để phù hợp với chi phí sản xuất gần nhất.
Là một phương pháp tuyệt vời khi chi phí sản xuất của bạn đang tăng lên do yếu tố thị trường. Nếu bạn bán những sản phẩm đó với giá xuất kho theo giá xuất kho của các sản phẩm sản xuất thời gian trước, bạn sẽ nhận được chi phí sản xuất ở mức thấp và lợi nhuận thu được ở mức cao bởi vì bạn đang làm việc với các thông tin cũ khác hẳn so với thông tin thực tế tại thời điểm hiện tại. Bạn sẽ có những thông tin cập nhật hơn và chính xác hơn về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của mình. Tạo ra lợi thế về thuế:Khi bạn có báo cáo lợi nhuận chính xác theo thông tin chuẩn về giá thành sản xuất hiện tại, có thể tối ưu tiền thuế. (điều ngược lại cũng có thể xảy ra) Ít bị ảnh hưởng bởi biến động trong giá thị trường đối với các mặt hàng bạn sản xuất, giảm thiểu rủi ro bị lỗ. Chỉ được sử dụng cho hàng hóa đồng nhất – như than đá, cát, đá hoặc gạch và không có thời hạn sử dụng. Khi một lô hàng được nhập kho, nó được xếp trên các đợt cũ và là lô đầu tiên được sử dụng, có ích khi bạn không có đủ không gian trong kho để xoay lô. |
Giảm được số hàng tồn kho cũ.
Đảm bảo những mặt hàng được lưu trữ trong kho trước sẽ được sử dụng hoặc bán trước khi chúng hết hạn (thực phẩm, sữa,..) hoặc bị lỗi thời (hàng may mặc, đồ công nghệ). Doanh nghiệp sử dụng FIFO sẽ tiết kiệm được khoản chi phí đáng kể cho hoạt động tiêu hủy hoặc thanh lý hàng tồn kho. Áp dụng phương pháp FIFO sẽ có thể hạn chế được các rủi ro về mất giá hàng hóa do tình trạng lạm phát tăng cao như hiện nay. |
Hàng hóa trong kho phải sắp xếp khoa học
Dù bạn lựa chọn phương pháp nào, có một điều tối quan trọng cần phải đảm bảo đó chính là bố trí hàng hóa trong kho một cách logic để giữ cho công việc được thuận lợi và dễ dàng hơn.
Đối với sử dụng LIFO, các kệ đẩy hay các giá có bánh xe và kệ di động là những gợi ý dành cho bạn.
Điều này cho phép bạn đưa các sản phẩm mới nhất ở phía trước, đẩy lùi các sản phẩm cũ ra sau. Khi đó, các sản phẩm mới nhất đã được đặt ngay trên đầu của kệ và sẵn sàng để xuất kho.
Hi vọng qua bài viết “LIFO là gì?” mà UFS đã cung cấp, bạn có thể hiểu được khái niệm cụ thể về FIFO/LIFO là gì và áp dụng 2 phương pháp này vào những tình huống cụ thể trong công việc của mình nhé.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ Fulfilment chuyên nghiệp, hãy liên hệ UFS để được chuyên gia hỗ trợ những thông tin tốt nhất!