Trong một thế giới đa chiều thì mở rộng quan hệ giao thương với những nền kinh tế khác là xu thế của mọi quốc gia. Xuất nhập khẩu là gì? Thủ tục xuất nhập khẩu ở Việt Nam ra sao là một lĩnh vực với nhiều nội dung khá thú vị. Trong bài viết này, UFS sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin tổng quan nhất về vấn đề này.
1. Một vài khái niệm bạn cần biết về ngành xuất – nhập khẩu
Là một lĩnh vực cực kỳ rộng lớn, trong đó các nguyên tắc được đặt ra cho hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế được công nhận và sử dụng chung cho toàn thế giới. Chính vì thế, xuất nhập khẩu mang tính đặc thù cao và xuất hiện nhiều các khái niệm chuyên ngành.
1.1 Xuất – nhập khẩu là gì?
Xuất – nhập khẩu là cụm từ thường sử dụng để gọi chung cả 2 hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, trong đó có thể hiểu đơn giản:
- Xuất khẩu là bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán.
- Ngược lại, nhập khẩu là mua hàng hóa từ một đất nước khác hoặc vùng lãnh thổ đặc biệt, trên nguyên tắc trao đổi ngang giá và lấy tiền tệ làm trung gian.
Đơn giản hơn, xuất – nhập khẩu là hoạt động giao thương giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau khi mà một quốc gia sẽ mua các mặt hàng, dịch vụ mà mình không sản xuất được từ các quốc gia khác bằng tiền tệ.
Trong Luật Thương mại đã nêu rõ khái niệm của ngành nghề này như sau:
Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá của Thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá.
1.2 Incoterms
Incoterms (International Commerce Terms) là bộ các quy tắc chung trong thương mại quốc tế, nội dung của bộ quy tắc này là những quy định cho các hoạt động giao thương hàng hoá quốc tế với nội dung quan trọng nhất chính là trách nhiệm của 2 bên và địa điểm chuyển giao trách nhiệm.
1.3 Xuất khẩu tại chỗ
Là hình thức mà các lô hàng sản xuất bởi doanh nghiệp tại Việt Nam được bán cho thương nhân nước ngoài, nhưng hàng không trực tiếp xuất đi mà giao cho một đơn vị khác tại Việt Nam theo sự chỉ định trước của thương nhân nước ngoài.
1.4 UCP
UCP (The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits) là quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ.
1.5 Tiểu ngạch
Tên gọi đầy đủ là “xuất nhập khẩu tiểu ngạch” hay “buôn bán tiểu ngạch”.
Là hình thức trao đổi, buôn bán hàng hóa mang tính nhỏ lẻ giữa người dân sinh sống ở gần biên giới của hai nước có biên giới đường bộ liền kề nhau.
1.6 Chính ngạch
Hình thức buôn bán quốc tế theo hợp đồng kinh tế giữa thương nhân Việt Nam đối tác nước ngoài.
Hình thức ngày khác tiểu ngạch ở chỗ bên mua và bên bán có thể là doanh nghiệp hoặc cá nhân ở 2 quốc gia cách biệt, không nhất thiết phải chung đường biên giới.
2. Các bước làm thủ tục hải quan xuất khẩu
Bước 1: Kiểm tra chính sách mặt hàng, chính sách thuế
Khi muốn xuất khẩu hàng hóa quốc tế, bạn cần kiểm tra hàng hóa của mình có thuộc trường hợp bị hạn chế, phải xuất theo hạn ngạch hay không, giấy phép để làm thủ tục này là gì trước khi tiến hành ký hợp đồng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu xem mặt hàng đó có chịu thuế xuất khẩu hay không bằng cách tra cứu trong Danh mục các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu trong Biểu thuế suất xuất nhập khẩu hoặc tra cứu online trên website của Tổng cục hải quan (https://www.customs.gov.vn/SitePages/Tariff.aspx?portlet=LookupExportTax).
Bước 2: Chuẩn bị chứng từ
Với những loại hàng thông thường không yêu cầu kiểm tra đặc biệt thì chuẩn bị chứng từ khá đơn giản.
Bạn cần chuẩn bị những chứng từ sau để lên tờ khai hải quan:
- Hợp đồng ngoại thương
- Hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói
- Thỏa thuận lưu khoang
- Phiếu hạ hàng
Với những loại hàng đặc thù, doanh nghiệp xuất khẩu cần chuẩn bị những giấy tờ đúng theo quy định hiện hành.
Bước 3: Khai tờ khai hải quan
Căn cứ theo số liệu trong bộ chứng từ nêu trên, bạn vào phần mềm hải quan điện tử để nhập dữ liệu, lên tờ khai hải quan.
Với doanh nghiệp mới xuất nhập khẩu lần đầu, thì phải làm một số bước phụ như sau:
- Mua chữ ký số
- Đăng ký chữ ký số đó với Tổng cục hải quan (hệ thống VNACCS) (Bạn có thể trả phí để đơn vị bán chữ ký số hoặc đơn vị dịch vụ hải quan đăng ký giúp).
- Tải và cài đặt phần mềm khai hải quan điện tử.
Sau khi truyền tờ khai hải quan xong, bạn in tờ khai và làm thủ tục tiếp theo tại chi cục hải quan.
Song song với bước này, bạn có thể làm thủ tục lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
Bước 4: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại chi cục hải quan
Các thủ tục sẽ khác nhau tùy vào tờ khai:
- Tờ khai luồng xanh (đơn giản nhất)
- Tờ khai luồng vàng
- Tờ khai luồng đỏ (hải quan sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi bộ chứng từ đã hợp lệ)
Bước 5: Thông quan & thanh lý tờ khai
Sau khi tờ khai đã được thông quan và qua hải quan giám sát, bạn cần giao lại tờ khai và tờ mã vạch cho hãng tàu để làm thủ tục xác nhận thực xuất với hải quan giám sát khi hàng đã lên tàu.
Đến đây, bạn đã hoàn thành được thủ tục hải quan cho việc xuất khẩu hàng hóa.
Để quá trình này suôn sẻ nhất, bạn cũng cần tìm hiểu thêm các quy định của Nhà nước về thủ tục xuất khẩu.
Tham khảo: Dịch vụ gửi hàng đi Mỹ giá rẻ
3. Làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu
Đối với mua bán theo điều kiện FOB, CIF, CNF, doanh nghiệp phải làm thủ tục hải quan nhập khẩu tại Việt Nam.
Đối với điều kiện DDU, DDP (hoặc DAP) thì bạn chỉ cần cung cấp chứng từ cần thiết để kê khai hải quan.
Số lượng & loại giấy tờ sẽ quy định rõ trong hợp đồng mua bán, thường bao gồm:
- Bộ vận tải đơn (Bill of Lading)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Bản kê chi tiết hàng hóa (Packing List)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin)
- Chứng nhận chất lượng (CQ), chứng nhận phân tích (CA), đơn bảo hiểm, hun trùng, kiểm dịch … nếu có.
Căn cứ vào thông tin trên những chứng từ thương mại để khai hải quan nhập khẩu theo quy định hiện hành qua phần mềm hải quan điện tử.
Sau đó, bạn cần in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy để tới chi cục hải quan (chi cục quản lý cảng dỡ hàng hoặc kho CFS đang lưu giữ hàng) làm thủ tục và đóng thuế để được thông quan. Tùy theo kết quả truyền tờ khai là Luồng xanh, Luồng vàng hay Luồng đỏ mà bộ chứng từ cần nhiều hay ít.
Cuối cùng, bạn xuống cảng đổi lệnh và trình ký hải quan cổng, bãi là hoàn thành quy trình.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp câu hỏi “xuất – nhập khẩu là gì?” và cung cấp thông tin cần thiết về thủ tục xuất nhập khẩu ở Việt Nam.
Bạn có thể tự làm hoặc sử dụng các dịch vụ thuê khai hải quan trọn gói tại UFS Fulfillment nếu cảm thấy những thủ tục trên quá phức tạp.